Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

CHUỖI HẠT PHẬT GIÁO & TRANG SỨC MAY MẮN

1/Khởi nguyên của chuỗi hạt:







Không có mốc thời gian cụ thể, có tài liệu cho rằng chuỗi hạt trong Phật giáo xuất hiện từ thời Đức Phật còn tại thế, thể hiện qua hai sự kiện. Sự kiện thứ nhất chính là việc Ngài Vô Tận Ý dùng chuỗi Anh lạc dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo trong bảo tháp sau khi hoan hỷ tiếp nhận lời dạy về công hạnh của Ngài Quan Thế Âm Bồ tát. Sự kiện này được ghi chép khá tỉ mỉ trong kinh Pháp Hoa, ở phẩm Phổ môn.
Sự kiện thứ hai nhắc đến chuỗi hạt khi vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệt trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn tử” hay còn gọi là “Bồ Đề tử” xâu thành chuỗi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não. Nguyên văn lời dạy của Đức Phật được chép trong kinh như sau: “Nếu nhà vua muốn diệt phiền não chướng, thì phải xâu 108 hạt Mộc Hoạn tử, thường mang theo mình, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, luôn luôn phải hết lòng xưng niệm danh hiệu Phật đạo (Phật) Đạt ma (Pháp), Tăng già (Tăng) không để cho tâm ý phân tán” (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng kinh, tập 17, trang 726).




Ngoài ra, theo Tục Cao tăng truyện (Đại Tạng Kinh, tập 50, quyển thứ 20, truyện Đạo Xước), sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 800 năm, ở Trung Hoa chuỗi hạt trở nên khá phổ biến và được sử dụng chủ yếu như một pháp khí trong pháp môn niệm Phật. Điều đó thể hiện qua chi tiết được ghi lại: “nhiều người lần chuỗi, miệng đồng niệm danh hiệu Phật” (Tục Cao tăng truyện).
Qua những chi tiết như vừa nêu, rõ ràng chuỗi hạt có mặt trong đời sống tu tập của hàng đệ tử xuất gia cũng như cư sĩ tại gia từ thời Đức Phật tại thế. Chưa giải thích nhiều về chủng loại, số lượng cũng như cách thức hành trì, ngược lại Đức Thế Tôn đã phần nào chỉ ra mục đích sử dụng và công năng hữu ích của của chuỗi hạt trong chế ngự sự loạn tâm và trong việc tăng trưởng niềm tin, tác tạo phước đức. Đây chính là những tiền đề cơ bản để ngày nay chuỗi hạt trở nên phổ biến không chỉ trong đời sống tâm linh mà cả trong sinh hoạt hàng ngày của nhiều người dù không hẳn là Phật tử hay có cảm tình với Phật giáo.


             


2/ Ý  nghiã số hạt trong phật giáo

1/ Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.

2/ Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thâp Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.




3/ Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diêu Giác.

4/ Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.

5/ Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.


6/ Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.

7/ Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 108
Chuỗi đeo tay, vật trang sức quá quen thuộc và phổ biến của nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, đằng sau nét đẹp hình thức bên ngoài dường như vẫn có mối liên hệ nào đó đến yếu tố tâm linh khi có khá nhiều bạn trẻ đã tìm và chọn cho mình những xâu chuỗi hạt Phật giáo. Một "mốt" thời trang mới, hay là một điểm tựa tinh thần?

 3/Chuỗi đeo tay và xâu chuỗi Phật giáo:







Có khá nhiều bạn trẻ ngày nay đang "sở hữu" một sợi chuỗi đeo tay, hoặc do tự mình tìm mua lấy, hoặc do bạn bè tặng. Những chuyến đi du lịch thường được đánh dấu bằng một món quà cho ai đó. Bạn sẽ nghĩ đến những sợi dây đeo tay xinh xắn. Đa dạng về chủng loại này là những chuỗi đeo được kết từ những hạt cườm. Số hạt tùy thuộc vào kích thước lớn nhỏ khác nhau, không quy định chặt chẽ về số lượng, vì chúng chỉ đơn thuần là một món đồ trang sức. Màu sắc cũng thật đa dạng và phong phú. Thế nhưng, điều thú vị là hiện nay, trên thị trường đồ trang sức của giới trẻ, bên cạnh những chuỗi đeo tay thời trang nhiều màu sắc, đã xuất hiện những xâu chuỗi Phật giáo, hoặc mô phỏng sắc màu của chuỗi Phật giáo. Nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại, thậm chí còn hào hứng chọn đeo, đầu tiên chỉ vì phong cách là lạ mới mẻ, chứ cũng không hiểu tường tận về ý nghĩa và chức năng của xâu chuỗi Phật giáo.



Theo quý thầy cho biết: chuỗi hạt là một pháp khí của nhà Phật, là một phương tiện để "cột tâm", đối với những người mới bước chân vào con đường tu hành. Nói dễ hiểu thì chuỗi hạt hay tràng hạt (chữ Hán là sổ châu, niệm châu) dùng để niệm danh hiệu Phật. Với vai trò đó, chuỗi hạt Phật giáo cũng mang ý nghĩa thể hiện về mặt hình thức như số hạt, màu sắc, chất liệu… Chuỗi Phật giáo đặc biệt có quy định về số hạt trong một chuỗi. Có nhiều loại chuỗi hạt khác nhau: loại 14 hạt, 21 hạt, 42 hạt, 54 hạt, 108 hạt,… Mỗi số hạt đều biểu thị một ý nghĩa nhất định. Trong mỗi chuỗi có một hạt "mẫu châu" để làm mốc trong khi lần hạt.

Theo các kinh ghi lại thì chuỗi hạt được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau: hạt bồ đề, hạt kim cang, hạt sen, ngọc, thủy tinh, đồng dỏ, vàng bạc…

Từ nhu cầu thời trang
Gỗ trắc 18li vân đẹp tự nhiên
Như đã nói, nhiều bạn trẻ chọn những xâu chuỗi màu tối của Phật giáo, lẫn giữa những sắc màu sinh động khác, thoạt đầu chỉ vì muốn tạo cho mình một phong cách mới lạ, hay hay. Còn nhớ trong một lần mua sắm ở một điểm du lịch, giữa "muôn hồng nghìn tía" các chuỗi đeo tay đủ chủng loại, đủ màu sắc, bạn tôi đã reo lên ngạc nhiên và cầm lên một chuỗi hạt là lạ. Nó cũng nhỏ nhắn bình thường và cũng được làm bằng đá kim sa lấp lánh đặc trưng của vùng, nhưng sợi dây đeo ấy xen lẫn các hạt tròn là những hạt vuông khắc hình chữ vạn.

Dần dà, trong những chuyến hành hương đến các chùa, khu bán đồ pháp khí được các bạn trẻ đặt biệt quan tâm. Họ chọn ngay những vòng đeo, tràng hạt Phật giáo để làm đồ trang sức cho mình. "Nó có vẻ lạ và hay hay, thậm chí "bùi bụi" nữa" - Bội Châu, sinh viên ĐHDL Văn Lang nhận xét.

Hơn thế, hiện nay, những chuỗi đeo Phật giáo không chỉ có ở trong khuôn viên các chùa, mà còn xuất hiện phổ biến ở các quầy hàng lưu niệm. Ở hầu hết các khu du lịch đều có trưng bày và bán các sản phẩm này, với đa dạng chủng loại về kích thước, chất liệu. Có khi chất liệu của chuỗi là nguyên liệu đặc trưng của vùng đất đó. Như ở làng Non Nước có nhiều chuỗi làm bằng đá, đặc trưng của làng nghề. Giá cả cũng dao động tùy loại, từ 5.000đ đến 20.000đ, có khi là 50.000đ. Nói chung, ở các nơi này, các loại chuỗi đeo mang giá trị đơn thuần là những sản phẩm du lịch, như một kỷ niệm của du khách về một chuyến đi.

Đến ước vọng tâm linh

Đúng vậy, không chỉ là thời trang, bạn trẻ ngày nay chọn cho mình những chuỗi đeo Phật giáo, có khi trang trọng thỉnh từ chùa về, cũng đã gửi gắm một ước vọng thầm kín về mối liên hệ tâm linh.

Tôi biết một nhóm bạn hay đi chùa vào những ngày rằm. Bên cạnh kinh sách, các bạn còn được quý Thầy tặng cho những xâu chuỗi, là những món quà quý đối với họ. Truyền, một bạn trong nhóm cười vui: "Mình tin rằng sẽ được phò trợ tinh thần khi đeo chuỗi hạt này". Hay như Lộc, một sinh viên ngành hướng dẫn du lịch, rất hay đi chùa, cho biết: "Lộc đeo chuỗi hạt ở trong tay đã hai năm. Đơn giản là vì khi đeo chuỗi bên mình, Lộc thấy thoải mái, vui vẻ hơn vì cái tâm trong đạo". Tìm thấy sự an nhiên cũng là niềm hân hoan mà nhiều bạn trẻ đã thổ lộ, khi đã gửi cái tâm mình trong đạo.

Như một cách xác tín niềm tin, nhiều bạn đem chuỗi hạt tới chùa nhờ quý Thầy chú nguyện. Sau đó, có người đeo luôn ở tay để mong cầu sự bình an. Cũng có người không đeo mà cất giữ luôn bên mình, xem như "bùa hộ mệnh". Thực ra đó là niềm tin sẽ sở đắc được sự an lạc tĩnh tại trong tâm, giữa cuộc bon chen đời thường.

Bạn đã sở hữu cho mình hay dành tặng người thân một chuỗi tràng hạt hay ý nghiã chưa?
Xin được phép giới thiệu với bạn 2 sản phẩm chuỗi tràng hạt may mắn "HOT" hiện nay đang có tại shop www.vongtaylucky.com.
1/ Vòng-đeo-tay-may-mắn chữ Aum hạt màu đen

Vòng tay bình an khắc chú Anmani 10li 

Vòng tay khắc chú trên đá đen nhám 10li, 8li

Vòng-đeo-tay-may-mắn chữ Aum hạt màu đen là một trong những trang sức phong thủy mang ý nghĩa cầu may mắn.
AUM : là lời mở đầu và kết thúc mọi lễ tụng kinh, AUM là mantra thứ nhất, trứ danh nhất và cũng là lọai có uy nhất trong truyền thống Ấn Độ. Được xem như một biểu trưng mãnh liệt nhất của thánh thần cả ở thế giới bên ngoài và trong thế giới nội tâm, nó tích tụ ở trong mình nguồn hứng sáng tạo: quả là như thế, đạo Vệ Đà truyền tụng rằng toàn bộ vũ trụ đã triển khai từ một năng lượng được đưa vào vận hành, khi mà Tạo Hóa phát ra định thức ngôn từ đầu tiên, kêu gọi vạn vật bừng tỉnh: AUM BHUR BHUVAH SVAH (AUM! ĐẤT! KHÍ QUYỂN! TRỜI!)
Là âm thanh khởi thủy, là ngôn từ của hoàn vũ, từ này được phát thành tiếng thì truyền đi một sức mạnh rất lớn, có hiệu lực đặc biệt đối với những diễn biến tinh thần. Trong tư duy Hindu, âm thanh đồng thời là Thần Linh tối thượng, là nguồn cội của mọi vật và mọi sinh linh, điều này làm cho các mantra có giá trị thần diệu. Lời thể hiện sự sinh tồn bằng âm thanh cũng là chính sự sinh tồn ấy và là cái Bản Thể, mà từ đấy tất cả đều phát xuất và cũng ở đấy tất cả đều tiêu biến. Phát ra âm thanh của Thần Linh tức là thần thánh hóa chính mình. AUM, theo Vivekânanda và truyền thống triết học Vedanta, là hiện diện đích thực của thánh thần.
Chính vì thế vòng-đeo-tay Aum như một chiếc vòng tay may mắn mang ý nghĩa tâm linh cầu nguyện sự phồ hộ của tất cả các vị Phật, thần linh gia hộ cho chủ nhân

2/ Vòng tay đá phong thủy tỳ hưu mắt hổ





Chất liệu chính : Đá Mắt hổ, một loại đá quý thu hút năng lượng tốt mang lại may mắn cho chủ nhân

Màu sắc : Nâu, Vàng, Đen
Ý nghĩa: mang lại may mắn về tài lộc, trừ tà tịch tà, tốt cho sức khỏe.

Trong các vật khí Phong Thủy ấy có con Tỳ Hưu. Theo kinh nghiệm hàng ngàn năm của các đại sư Phong Thủy Trung quốc, Tỳ Hưu là một loại mãnh thú hung mãnh, nhưng lại là một loại mãnh thú mang ý nghĩa tốt lành. Vật liệu tạo hình con Tỳ Hưu này rất nhiều: Làm bằng gỗ, làm bằng đá, làm bằng ngọc, làm bằng sứ, làm bằng đồng… Về hình dáng Tỳ Hưu hiện đang lưu hành từ trước đến nay, vẫn là loại Tỳ Hưu trên đầu có một cái sừng, có bờm, có một số con có hai cánh, lông đuôi có tua. Tỳ Hưu còn có tên gọi khác là Thiên Lộc.
Tỳ Hưu trong Phong Thủy có nhiều tác dụng:



1. Tỳ Hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, ta đặt Tỳ Hưu đã được “khai quang” ở các hướng tốt trong nhà như: Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sanh khí”, thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của ta.

2. Tỳ Hưu còn có tác dụng mang lại điều tốt lành: Như các sòng bài để thu hút được nhiều tài lộc, ta đều thấy họ chưng Tỳ Hưu, nhưng được bảo vệ rất kỹ, vì sợ mất trộm, sẽ gây ra nhiều điều xúi quẩy cho họ. Tỳ hưu ngoài việc có tác dụng chiêu tài lộc không liêm chính như trên, Tỳ Hưu cũng còn có tác dụng chiêu tài lộc liêm chính, nên những người kinh doanh cũng đặt Tỳ Hưu ở nhà và ở công ty…

Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính,hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương.Tất nhiên khi đặt bất cứ vật khí Phong Thủy nào, điều cần phải nhớ là: Xem ngày giờ tốt để đặt.


3. Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giãi “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong Phong Thủy,khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ : Mang đến những điều bất lợi cho những thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.

3/ Đầu rồng 1 trong 4linh ngày nay cũng được chọn làm  linh vật mix bạc cùng với đá mắt hổ phong thủy xanh lục thật độc đáo







.
Hãy nhanh tay để có được 1 trong những sản phẩm chuỗi tràng hạt, vòng tay may mắnwww.vongtaylucky.com